Kết hợp VBA với powerpoint trong soạn giảng Slide

Kết hợp VBA với powerpoint trong soạn giảng Slide

(Nguyễn Văn Ninh – GV Tin học)

1. Giới thiệu

Việc thiết kế bài giảng tương tác với sự hỗ trợ của máy tính đang là vấn đề quan tâm của nhiều thầy cô giáo. Có rất nhiều phần mềm máy tính hỗ trợ thiết kế tương tác chuyên nghiệp như Director, Flash. Tuy nhiên đa số các thầy cô ưa thích dùng Powerpoint hơn vì đã quen thuộc với phần mềm này từ trước.Với Powerpoint truyền thống thường sử dụng các hiệu ứng (effect), hoạt cảnh (animation) cùng các thành phần multimedia như hình ảnh, âm thanh, siêu liên kết (Hyperlink), video nhúng trực tiếp vào Powerpoint. Những bài trình chiếu này chỉ mang tính minh họa (người xem chỉ nghe và tiếp nhận) chứ không tương tác với người dùng (người nghe tác động lên bài trình chiếu và bài trình chiếu trả về kết quả tương ứng).

Những hạn chế khi thiết kế bài giảng bằng Powerpoint truyền thống:

 – Những bài học có thí nghiệm, thực hành của các học sinh, mặc dù giáo viên dạy bằng giáo án điện tử nhưng giáo viên thường phải chuẩn bị bảng biểu để ghi kết quả thí nghiệm thực hành của các nhóm cho cả lớp cùng quan sát, chứ giáo viên không thể ghi được kết quả thí nghiệm thực hành trực tiếp trên bảng trình chiếu. Nếu muốn ghi thì phải dùng công cụ vẽ để vẽ bằng chuột, mất đi tính thẩm mỹ và chuyên nghiệp.

 – Các số liệu và kết quả các phép tính trong bảng biểu điều được thiết kế sẵn trên các Slide chứ không thể nhập và tính toán linh hoạt trực tiếp trên bảng trình chiếu;

 – Nếu gặp những bài tập tương tự nhau, chỉ khác nhau về số liệu thì  phải thiết kế lại, làm mất thời gian và không có tính hấp dẫn khi trình chiếu;

 – Đối với bài tập điền khuyến hoặc các bài tập trắc nghiệm nhiều lựa chọn thì đáp án cũng được chuẩn bị sẵn;

Như vậy khi thiết kế bảng trình chiếu hoàn toàn bằng các hiệu ứng Powerpoint thì bài giảng hoàn toàn không có sự tương tác giữa người học với bảng trình chiếu. Nếu muốn tạo ra sự tương tác thì giáo viên phải thiết kế bằng các hiệu ứng đơn điệu mà lại tốn thời gian

Bằng cách sử dụng ngôn ngữ VBA (Visual Basic for Application) tích hợp sẵn trong Powerpoint ta có thể tạo ra tương tác trong các bài trình chiếu. Những bài viết trong phần này sẽ hướng dẫn từng bước xây dựng các tương tác cơ bản diễn ra trong lớp học (Trắc nghiệm phản hồi, mô phỏng, điều khiển video, hình ảnh, Shockwave flash, bài giảng thu thập ý kiến, …vv).

2. Khởi tạo môi trường lập trình

a. Thiết lập chế độ bảo mật

Mặc định Powerpoint không cho phép chạy các macro vì các lý do về bảo mật. Để thuận tiện trong quá trình sử dụng VBA hãy thực hiện các bước sau để thiết lập lại chế độ bảo mật cho Powerpoint.

Bước 1: Làm hiển thị menu Developer bằng cách: File/Options/Custom Ribbon/ Đánh dấu mục Developer

Khi đó trên thanh menu của giao diện Microsoft PowerPoint sẽ xuất hiện thêm menu Developer.

Bước 2: Vào Developer/ Nhóm Code/ Kích mục Macro Security

Trong hộp thoại Trust Center / Chọn mục Macro Settings/ Đánh dấu vào 2 mục Enable all macros (not recommended;potentially…) và mục Trust access to the VBA project object model.

b. Giới thiệu thanh công cụ Control Toolbox

Đối với Microsoft Office PowerPoint, khi mở menu Developer ta sẽ thấy nhóm Controls chứa các đối tượng mà mỗi đối tượng sẽ có một nhóm thuộc tính và phương thức tương ứng. VBA cho phép chèn các đối tượng sau đây vào ứng dụng:

  •  – Check box: Ô đánh dấu kiểm chọn.
  •  – Command Button: Nút thực hiện các đoạn lệnh.
  •  – List Box: Thể hiện một hộp có nhiều lựa chọn.
  •  – Toogle Box: Nút bật các chức năng, giống như công tắc đèn.
  •  – Scroll Bar: Nút cuộn.
  •  – Image: Chèn hình ảnh.
  •  – View Code: Xem, chỉnh sửa các đoạn mã lệnh.
  •  – Text Box: Khung chứa nội dung văn bản.
  •  – Option Button: Nút đơn lựa chọn.
  •  – Combo Box: Hộp kết hợp giữa ListBox và TextBox.
  •  – Label: Nhãn.
  •  – Other Controls: Các điều khiển khác như công cụ chèn Flash vào PowerPoint, công cụ hỗ trợ lưu trữ dữ liệu dưới dạng bảng…

Khi chèn một đối tượng vào Slide, để có thể lập trình VBA, ta kích chuột vào View code hoặc Visual Basic, hoặc nhấn tổ hợp phím Alt + F11, sẽ xuất hiện cửa sổ Microsoft Visual Basic, tại đây chúng ta có thể viết code cho đối tượng.

Các thuộc tính của đối tượng:

Khi một đối tượng đã chèn vào Slide, tại đối tượng đó, nháy chuột phải chọn Property Sheet, mỗi đối tượng có những thuộc tính mặc định sau:

  •  – BackColor: Màu nền cho đối tượng
  •  – Delay: Độ trễ
  •  – Enabled: Cho phép thuộc tính hiển thị
  •  – ForeColor: Màu chữ
  •  – Font: Cho phép chọn phông chữ, cỡ chữ, kiểu chữ
  •  – Height: Độ cao của đối tượng
  •  – AutoSize: Cho phép tự động thay đổi kích thước hay không
  •  – Picture: Ảnh nền của đối tượng
  •  – TextAlign: Căn lề đối tượng
  •  – Visible: Cho phép tương tác với đối tượng hay là không
  •  – Caption hoặc Value: Nội dung của đối tượng.

Tại bảng Properties, ta sẽ thiết lập các giá trị trên cho mỗi đối tượng.

3. Sử dụng VBA trong PowerPoint thiết kế các dạng bài tập

a. Ứng dụng tạo dạng bài tập trắc nghiệm đúng sai

b. Ứng dụng tạo dạng bài tập trắc nghiệm cộng điểm

c. Ứng dụng tạo dạng bài tập so sánh các đoạn phim

d. Ứng dụng tạo dạng bài giảng thu thập ý kiến

Ngoài ra chúng ta còn có thể thiết kế các dạng bài tập trắc nghiệm điền khuyết và các trò chơi ô chữ,….